Lỗi khi phân tích cú pháp XML, dòng 1283, cột 20: Attribute name "not" associated with an element type "phpError" must be followed by the ' = ' character and can not connect to database

Bài Viết Hay

10/9/13

  • HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG WAMP SERVER

    Như ở bài trước đây mình đã giới thiệu đến các bạn localhost hôm nay mình hướng dẫn các bạn cách cài và sử dụng localhost bằng công cụ wampserver (Windows – Apache – MySQL – PHP). Đây là một phần mềm mã nguồn mở giúp đơn giản quá trình thiết lập môi trường thực thi ứng dụng PHP (tương tự như Xampp) trên hệ điều hành Windows. Các thành phần của WampServer 2 bao gồm Apache, MySQL và PHP, như vậy chỉ cần cài dặt WampServer 2 lên máy là bạn đã có đủ môi trường để chạy các ứng dụng PHP.

    1. Cài Đặt WampServer

    Trang chủ : http://www.wampserver.com/en/
    Download phiên bản mới nhất ở đây : http://www.wampserver.com/en/download.php
    Bước 1: Để bắt đầu cài đặt WampServer 2 bạn click đúp vào file WampServerxxx.exe vừa download về, sau dó chọn Next để bắt đầu quá trình cài đặt.
    Bước 2: Bạn nhấn chọn I accept the agreement và nhấn Next để tiếp tục

    Bước 3: Thư mục cài đặc mặc định của WampServer 2 là C:\wamp, nếu muốn thay đổi bạn nhấn vào nút Browse và trỏ tới thư mục mới sau đó nhấn Next để tiếp tục
    Bước 4: Chọn Next ở bước tiếp theo

    Bước 5: Chọn Install để bắt đầu quá trình cài đặt WampServer 2

    Bước 6: Màn hình cài đặt wampserver

    (Trong quá trình cài đặt sẽ có bước WampServer 2 yêu cầu bạn chọn trình duyệt web mặc định cho ứng dụng, bạn nhấn Open và trỏ tới nơi cài đặt trình duyệt web của bạn ở thư mục Program Files, bạn có thể nhấn Cancel để chương trình tự chọn)
    Bước 7: (Nếu có)
    Bước 8: (Để thông tin mặc định cho bước này) và nhấn Next

    Bước 9: Hoàn thành các bước cài đặt
    Bước 10: Đến đây là các bạn đã cài đặt thành công wamp server. Sau khi các bạn chạy thì wampserver sẻ hiển thị ở khay đồng hồ như hình

    2. Sửa Lỗi WampServer

    Sau khi cài đăt nếu  biểu tượng wamp có màu cam mà không chuyển sang màu xanh hay biểu tượng wamp đã chuyển sang màu xanh nhưng không truy cập được vào localhost các bạn làm theo hướng dẫn sau để sửa lỗi cho wamp.

    Biểu tượng wamp:
    • Màu đỏ: wamp chưa hoạt động 
    • Màu cam (như bước 10) bị lỗi port (lỗi này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do lỗi xung đột port, mặc định wamp chạy port 80) 
    • Màu xanh: wampserver đã chạy
    Để tiến hành sửa lỗi chúng ta làm như sau:
    Bước 1: Các bạn theo đường dẫn sau:
    C:\WINDOWS\system32\drivers\etc và thêm nội dung trong file hosts
    127.0.0.1 localhost
    Bước 2: Nếu ở bước 3 các bạn không thay đỗi thư mục cài đặt của wamp thì các bạn vào theo đường dẫn sau:
    C:\wamp\bin\apache\Apache2.2.17\conf
    Các bạn sẻ thấy 1 file có tên là: httpd.conf. các bạn mở file này lên bằng notepad và chỉnh lại port như hình:
    sau đó bạn nhấn Ctr + F và tìm kiếm với giá trị 80 (Các bạn có thể chọn số port khác nhau ở đây tôi đỗi thành 81)
    Bước 3: Restart lại wamp server bằng cách kick chuột trái vào biểu tượng wamp server ở khay đồng hồ
    Khởi động lại Wampserver
    Sau khi Restart lại wampserver nếu không lỗi gì thì wampserver sẻ chuyển qua màu xanh như hình và chúng ta đã thành công
    Bước 4: Đến bước này trang bạn có thể chạy wamp và vào trình duyệt gõ “http://localhost:81” để vào trang quản lý của wamp.
    Nhưng vấn đề nãy sinh là khi bạn click trái vào biểu tượng ở system tray, nhấn localhost, phpMyAdmin hoặc bất kỳ cái nào bạn tạo, thì trình duyệt cũng chỉ mở ra “http://localhost“, nghĩa là vẫn mở ở port 80.
    Bạn vẫn có thể thêm vào bằng cách gõ cụm “:81” để chạy bình thường, nhưng mình sẽ chia sẻ một giải pháp toàn cục và hiệu quả hơn như sau:
    1. Mở tập tin wampmanager.ini trong thư mục /wamp/.
    2. Tìm đến từ localhost và khi bạn tìm thấy dòng lệnh như sau Parameters: “http://localhost/”; Glyph: , thay đổi tham số thành http://localhost:81/. Lần lượt tìm và sửa tất cả các cụm “http://localhost/” mặc định thành “http://localhost:81“, có thể sử dụng chức năng replace, Ctrl + H, của trình soạn thảo để làm nhanh việc này.
    3. Lưu tập tin.
    4. Thực hiện tương tự với wampmanager.tpl.
    5. Lưu tập tin.

    3. Sử Dụng Wamp Server

    - Chạy localhost trên trình duyệt bằng cách gõ lên thanh điều hướng như hình (nếu port 81  - port 80 thì bỏ phần :81 đi)

    - Tạo thư mục chứa dự án web ở đây mình tạo thư mục có tên là: ThuMucChuaWebsiteCuaBan (Các bạn có thể đặt tên khác).

    Trong thư mục này mình đã tạo sẵn 1 file html để demo
    - Chạy demo, chạy demo các bạn có 2 cách
    Cách 1: Các bạn gõ trực tiếp địa chỉ lên thanh trình duyệt:
    Có dạng như sau: http://localhost:81/ThuMucChuaWebsiteCuaBan/Test.html
    Cách 2: gõ http://localhost:81 vào thanh địa chỉ của trình duyệt và chọn như hình
    - Chạy MySQL của wamp server, các bạn mở trình duyệt và gõ http://localhost:81
    Thông tin của MySQL các bạn có thể xem hình

    Thay đổi Username và Password cho MySQL
    Nếu bạn vào WAMP lần đầu tiên có thể bạn sẽ thấy dưới cuối màn hình dòng chữ màu đỏ đại loại là bạn chưa có mật khẩu cho PhpMyadmin và khuyên bạn nên tạo mật khẩu cho nó. Cách làm như sau:
    Bước 1: Trong PhpMyadmin bạn chọn phím Privileges. Trong đó sẽ có Username mặc định là root và Password là No. Bạn nhấn vào phím Edit và điền mật khẩu vào. Mật khẩu nào ngắn ngắn thôi cho dễ nhớ chứ “vừng ơi mở cửa ra đi em” thì dài quá.
    Cài đặt Wamp Server
    Cài đặt Wamp Server
    Bước 2: Sau khi bạn đổi xong có thể bạn sẽ bị out ra khỏi PhpMyadmin nhưng đừng vội hoảng, vẫn còn có tôi ở đây cơ mà. Bạn mở file config.inc.php trong đường dẫn như sau C:\wamp\apps\phpmyadmin\config.inc.php bằng Notepad chẳng hạn. Nhần Ctrl-F để tìm và gõ vào:
    1
    $cfg['Servers'][$i]['password'] = '';
    Sau đó thì phần password bạn đổi lại thành cái gì cũng được! tên người yêu thằng bạn thân đi cho nó máu. Lưu lại và đăng nhập lại vào PhpMyadmin với Username là “root” và mật khẩu là tên bạn gái của thằng bạn thân.
    Tạo Database trong PhpMyadmin
    Xong xuôi chúng ta có thể bắt đầu tạo database rất đơn giản. Trong ô Create new database bạn điền vào tên database muốn tạo. Vì chúng ta sẽ cài đặt WordPress nên chúng ta đặt tạm là WordPress đi cho nó tiến bộ. Nhấn nút Create là xong. Đơn giản hỉ? Bạn không cần Username và Password bởi vì nó sẽ sử dụng Username và Password bạn thiết lập ở bước trên.
    Cài đặt Wamp Server

    Sử dụng hàm mail() với localhost

    Đa phần khi sử dụng localhost hàm mail() trong PHP không hoạt động vì ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) của bạn người ta sợ người dùng lạm dụng nó để Spam thiên hạ dẫn đến đại loạn giang hồ. Do đó cách sau có thể được hoặc có thể không tùy thuộc vào ISP của bạn. Hay nói ngắn gọn là cũng hên xui thôi.

    Mở file php.ini bằng cách nhấn vào biểu tượng dưới thanh trạng thái và chọn PHP > php.ini và tìm dòng SMTP trong file php.ini. Thường thì bạn sẽ thấy dòng “SMTP=localhost” thay nó thành SMTP Server của ISP của bạn. Bạn cũng sẽ thấy một dòng “smtp_port” và nó thường có giá trị là 25, nếu không phải giá trị này bạn đổi nó thành 25. Trong file php.ini của tôi là:
    1
    2
    3
    SMTP = smtp.east.cox.net
    ; http://php.net/smtp-port
    smtp_port = 25
    Để tìm ra được SMTP Server của các ISP ở Việt Nam thì chắc bạn phải Google thôi. Tôi thử thì thấy Viettel là smtp.viettel.com.vn mà không biết có đúng không nữa. Chắc hên xui hỉ?
    Khắc phục lỗi giới hạn import CSDL vào phpMyAdmin bị giới hạn 2MB(mặc định)
    Khi bạn có 1 CSDL của một trang web nào đó bạn muốn sử dụng nó, hay bạn muốn đem trang web của bạn từ ở nhà lên công ty nhưng dung lượng của CSDL lại lên đến 9 10MB thì bạn phải làm sao khi giới hạn import của host là 2MB mình xin hướng dẫn các bạn cách giải quyết như sau:
    Khắc phục lỗi của localhost:
    Mở file:
    php.ini (nếu dùng VertrigoServ thì vào phần Config files)
    Tìm:
    ; Maximum allowed size for uploaded files.upload_max_filesize = 2M
    Sửa thành:
    ;Maximum allowed size for uploaded files.upload_max_filesize = 200M 
    (200 là dung lượng mà bạn cho phép mỗi lần upload,tính theo Mega byte)
    Khắc phục lỗi nạp CSDL vào phpMyAdmin bị giới hạn 2Mb (localhost):
    Tìm:
    ; Maximum size of POST data that PHP will accept.post_max_size = 8M
    Sửa:
    ; Maximum size of POST data that PHP will accept.post_max_size = 200M 
    (200M là dung lượng mà bạn cho phép mỗi lần upload)
    Khắc phục lỗi của .htaccess:
    Dùng đoạn mã sau:
    php_value upload_max_filesize -1php_value post_max_size 2000Mphp_value max_input_time -1php_value max_execution_time 0php_value upload_max_filesize -1php_value post_max_size 2000Mphp_value max_input_time -1php_value max_execution_time 0

  • 0 nhận xét:

    Đăng nhận xét