Lỗi khi phân tích cú pháp XML, dòng 1283, cột 20: Attribute name "not" associated with an element type "phpError" must be followed by the ' = ' character and can not connect to database

Bài Viết Hay

10/9/13

  • HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG WAMP SERVER

    Như ở bài trước đây mình đã giới thiệu đến các bạn localhost hôm nay mình hướng dẫn các bạn cách cài và sử dụng localhost bằng công cụ wampserver (Windows – Apache – MySQL – PHP). Đây là một phần mềm mã nguồn mở giúp đơn giản quá trình thiết lập môi trường thực thi ứng dụng PHP (tương tự như Xampp) trên hệ điều hành Windows. Các thành phần của WampServer 2 bao gồm Apache, MySQL và PHP, như vậy chỉ cần cài dặt WampServer 2 lên máy là bạn đã có đủ môi trường để chạy các ứng dụng PHP.

  • [Anti Virut] Cách Diệt Tận Góc Virus tạo shortcut USB

    Hiện tại con virus này đang hoành hành tại các phòng máy trên trường và máy cá nhân các bạn sinh viên rất nhiều. Hiện tượng là nó ẩn toàn bộ các thư mục trên USB và tạo 1 cái Shortcut bên trong USB với tên là [tên USB] + [Dung lượng USB]. Ai mà nhấp vào Shortcut này là máy bị nó nhiễm vào luôn. hôm nay mình hướng dẫn các bạn cách diệt tận góc loại virus này.

  • 9/9/13

  • Các Giải Pháp Cài Driver FULL cho Máy

    Việc cài lại win cho laptop, máy tính, sau 1 thời gian dài sử dụng để refresh lại là điều rất nên làm để máy có thể hoạt động tốt nhất. Nhưng khi cài lại windows thường gặp vấn đề nan giải là driver cho máy tính vì môi máy tính lại phải cập nhật driver khác nhau nếu bạn không có sẵn ở máy thì phải đi tìm khá mất công. Sau đây mình xin giới thiệu cho các bạn các giải pháp giúp các bạn có thể cài full Driver dễ dàng.

  • 6/9/13

  • [CSS] Bài 9. Border trong CSS

    Border là một thành phần quan trọng trong một trang web. Nó thường được dùng trong trang trí, đóng khung cho một đối tượng cần nhấn mạnh, phân cách các đối tượng giúp trang web trông dễ nhìn hơn,… Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách dùng CSS để định border cho các đối tượng web.

  • [CSS] Bài 8. Định Dạng Liên Kết Với CSS

    Một thành phần rất quan trọng trong mọi website chính là liên kết.Cũng như một đối tượng văn bản thông thường, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các thuộc tính định dạng đã học ở 2 bài trước như định font chữ, gạch chân, màu chữ,… cho một liên kết. Hơn nữa, CSS còn cung cấp một điều khiển đặc biệt được gọi là pseudo-classes. Pseudo-classes cho phép bạn xác định các hiệu ứng định dạng cho một đối tượng liên kết ở một trạng thái xác định.

  • 2/9/13

  • [CSS] Bài 7. Định Dạng Text

    Trong thiết kế web, việc trình bày và định dạng nội dung rất quan trọng, Bên cạnh nội dung tốt thì nội dung còn phải được được trình bày rõ ràng, mạch lạc. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thuộc tính định dạng văn bản trong CSS.

  • [CSS] Bài 6: Font chữ for Website

    Trong bài trước chúng ta đã học về cách tạo màu nền ảnh nền bằng cách sử dụng thuộc tính Background hôm nay chúng ta sẽ học về các thuộc tính CSS liên quan đến font chữ của các thành phần trong trang web.

  • [CSS] Bài 5 : Thuộc Tính Background

    Trong bài các bài trước chúng ta đã tìm hiểu Css là gì? Cú pháp viết CSS và CSS selector hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu các bài viết nói về các thuộc tính của CSS. Bài viết hôm nay sẽ là bài viết đầu tiên giới thiệu về thuộc tính Background - thuộc tính này sẽ giúp bạn có thể tạo màu nền và ảnh nền cho các thành phần trên trang web.









  • 1/9/13

  • [CSS] Bài 4.2 : CSS Selector

    8.Attribute selectors:

    Attribute selectors là cách chọn các thành phần trong tài liệu HTML dựa vào thuộc tính của một hay nhiều thẻ HTML nào đó, với Attribute selectors chúng ta có thể chọn được các đối tượng mà không cần phải khai báo thêm các Class hoặc Id vào trong thẻ HTML mà vẫn có thể hướng được đến các thành phần đó.
    Ví dụ sau sẽ quy định tất cả các thành phần có thuộc tính title được tô màu đỏ
    Ví dụ sau sẽ quy định tất cả các thành phần có thuộc tính title được tô màu đỏ
    1[title]{colorred}
    Chúng ta có thể chỉ định chính xác một thành phần nào đó với Attribute selectors dựa vào giá trị của thuộc tính tính đó.
    Ví dụ sau quy định tất cả các thành phần form có thuộc tính type=”text” được hiển thị với đường viền màu đỏ. Còn các thành phần type=”submit” không bị ảnh hưởng.
    Mã HTML
    1<p>Email: <input type="text" name="email" /></p>
    2<p>Address <input type="text" name="address" /></p>
    3<p>Address <input type="submit" name="submit" /></p>
    Mã CSS
    1input[type="text"]{border1px solid red}
    Attribule selectors

  • 30/8/13

  • [CSS] Bài 4.1: CSS Selectors

    CSS Selectors là một khái niệm rất quan trọng trong CSS. Những Propety của CSS nếu không biết hay bạn đã quên thì bạn có thể Google ra, nhưng nếu bạn không nắm được CSS Selector thì gióng như bạn đi đường mà không biết đường vậy. Nắm được cách sử dụng Css Selector sẽ là chìa khóa để bạn học Css dể dàng hơn.
    Nếu như trong thực tế nếu bạn muốn đến thăm một ai đó thì bạn cần biết được địa chỉ của người bạn muốn thăm nằm ở đâu, thì trong CSS bạn phải nắm vững khái niệm về CSS Selector bạn mới có thể xác định chính xác đối tượng bạn muốn định dạng. Việc không nắm rõ khái niệm CSS Selector có thê dẫn đến việc đi nhằm đường, hướng đến không đúng đối tượng cần định dạng dẫn đến tình trạng định dạng không như ý, lạm dụng ID và Class làm code bạn trở nên rối rắm và khó hiểu...
    Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn tổng quan về CSS selector và một số CSS Selector quan trọng và thường được sử dụng nhất trong CSS.

    1. Khái niệm Quan hệ gia đình trong HTML

    Để hiểu rỏ Quan hệ gia đình trong HTML ta xét ví dụ sau:
    Code HTML:
    <body>
    <h1>CSS selector</h1>
    <ul id="wrapper">
    <li><a href="#">HTML</a></li>
    <li><a href="#">CSS</a></li>
    <li><a href="#">Javascript</a></li>
    <li><a href="#">JQuery</a></li>
    </ul>
    <p class="item">Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit</p>
    <p><strong>Pellentesque nibh</strong> purus, volutpat faucibus a, dictum in dolor.</p>
    <img src="image1.jpg" alt="tree"/>
    <img src="image2.jpg" alt="plant"/>
    </body>
    
    Nếu xem tài liệu HTML như 1 "cây phả hệ" thì body chính là gốc của "cây phả hệ" đó. Các thẻ h1, ul, 2 thẻ p và 2 thẻ img được bao bởi thẻ body chính là "con" của gốc body. Thẻ ul chứa trong nó 4 thẻ li, các thẻ li này là "con" của thẻ ul và là "cháu" của gốc body trên "cây phả hệ". Cứ tiếp tục như thế, ta sẽ lập được "cây phả hệ" tương ứng với tài liệu HTML đã cho ở trên:

  • 28/8/13

  • [CSS] Bài 3: CLASS Và ID Trong CSS

    Như ở bài trước chúng ta đã biết CSS quy định thuộc tính định dạng cho một hay nhiều phần tử trong HTML ví dụ như khi bạn viết CSS cho thành phần span, p, h1, h2 thì nó sẽ được áp dụng cho toàn bộ các thẻ span, p, h1, h2 trong tài liệu HTML của bạn nhưng không phải lúc nào bạn cũng muốn code của bạn ảnh hưởng đến tât cả các tag gióng nhau trong tài liệu HTML ví dụ như khi bạn đặt tiêu đề bạn muốn tiêu đề thứ nhất màu đỏ tiêu đề thứ hai màu xanh ..v...v... để giải quyết vấn đề này bạn có thể sử dụng CLASS và ID để có thể quy định từng đối tượng cụ thể.

  • 27/8/13

  • File .htaccess là gì ? những điều bạn cần biết.

    Bạn đã bao giờ nghe nói đến .htaccess chưa? Bạn có biết cách sử dụng .htaccess chứ? Nếu bạn là một lập trình viên, một quản trị web và thường thao tác với hosting thì bạn nên tìm hiểu về nó vì bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với file .Htaccess này trong công việc của mình đấy. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn toàn tập file này.

  • [CSS] Bài 2: Cú Pháp CSS

    Sau khi nắm được khái niệm CSS là gì, đặc tính của Css chúng ta tiếp tục tiềm hiểu về cú pháp và khai báo CSS.
    Cú pháp của CSS gồm 2 phần chính là Selector và một hoặc nhiều declaration (khai báo).




    Cú pháp CSS cơ bản:
    Selector { property:value; }


    Trong đó:
    + Selector : các đối tượng mà chúng ta sẽ áp dụng các thuộc tính trình bày. Nó là
    các tag HTML, class hay id (chúng ta sẽ học về 2 thành phần này ở bài học sau).
    Ví dụ: 
    body, h2, p, img, #title, #content, .username,…
    + Property:  Chính là các thuộc tính quy định cách trình bày. 
    Ví dụ: 
    background-color, font-family, color, padding, margin,… 
    Mỗi thuộc tính CSS phải được gán một giá trị. Nếu có nhiều hơn một thuộc 
    tính cho một selector thì chúng ta phải dùng một dấu ; (chấm phẩy) để  phân cách 
    các thuộc tính. Tất cả  các thuộc tính trong một selector sẽ  được đặt trong một cặp 
    ngoặc nhọn sau selector.
    Ví dụ: 
    body { background:#FFF; color:#FF0000; font-size:14pt }
    + Value:  Giá trị của thuộc tính.
    Ví dụ: như ví dụ trên value chính là #FFF dùng để định màu trắng cho nền trang.
    Chú thích trong CSS:
    Cũng như nhiều ngôn ngữ  web khác. Trong CSS, chúng ta cũng có thể  viết chú
    thích cho  các đoạn code để  dễ  dàng tìm, sửa chữa trong những lần cập nhật sau.
    Chú thích trong CSS được viết như sau /* Nội dung chú thích */
    Ví dụ:
    /* Màu chữ cho trang web */
    body {
    color:red
    }

  • 26/8/13

  • 5 “hiện thực phũ phàng” sau khi ra trường

    Nhiều bạn bước vào giảng đường đại học với bao hoài bão và mục tiêu vĩ đại. Họ cảm thấy mọi thứ thật dễ dàng qua lăng kính màu hồng, cho đến khi trải nghiệm thực tế.

    Biết trước được những điều này, bạn sẽ bớt “thi vị hóa” cuộc sống sinh viên và có những kinh nghiệm hữu ích hơn. Từ đó sẽ vượt qua được thử thách nhẹ nhàng hơn.





    Bạn nghĩ

    Không phải ai cũng đủ khả năng để vào đại học. Vì vậy, đã trở thành sinh viên đại học có nghĩa là thuộc “tầng lớp trí thức”, ra trường lương sẽ cao hơn những người lao động chân tay.

    - Thực tế

    Bạn sẽ phải “ngậm ngùi” chấp nhận mức lương từ 2 đến 3 triệu khi mới ra trường. Chỉ có một số ít những bạn thật sự giỏi, thật sự sáng tạo và có chút ít may mắn, mới làm được số tiền gấp đôi hoặc gấp ba. Còn khi bạn tốt nghiệp loại khá như bao sinh viên khác, sự cạnh tranh sẽ “khốc liệt” hơn nhiều. Những nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi kinh nghiệm, trong khi sinh viên mới ra trường không có được điều này. Đó là lí do khiến nhiều bạn sinh viên ra trường phải làm trái nghề, thậm chí lao động chân tay để có mức lương khá hơn.

    - Điều bạn cần

    Tích cực học hỏi và đừng quan trọng chuyện lương bổng. Nếu bạn chứng tỏ được thực lực, sau 6 tháng đến 1 năm, mức lương của bạn sẽ “nhảy vọt” lên cao. Đừng làm trái nghề chỉ vì có nhiều tiền, bạn sẽ không học hỏi được điều gì cả.

    Bạn nghĩ

    Sau này ra trường chắc chắn mình sẽ được đi nhiều nơi, giao tiếp với nhiều người và làm công việc đúng với chuyên ngành.

    - Thực tế

    Ngay cả khi bạn chọn được một công việc tưởng như rất liên quan đến ngành bạn học, thì kiến thức trên giảng đường cũng không giúp ích nhiều cho bạn. Bạn sẽ đi nhiều nơi nhưng chẳng có cơ hội được thăm thú cảnh đẹp hay tận hưởng đồ ăn ngon, bạn sẽ được giao tiếp với nhiều người nhưng không phải người nào bạn cũng thích đối thoại. Tất cả mọi thứ chỉ đơn thuần là công việc.

    - Điều bạn cần

    Trau dồi những kĩ năng cần thiết và học cách đối diện với áp lực. Nếu vì sếp mắng hoặc đối tác khó tính mà bạn đã nản, thì e là bạn không thể làm việc ở công ti đó lâu dài.

    Bạn nghĩ

    Cố gắng học miệt mài suốt 4 năm để có bằng Đại Học loại giỏi, thì làm sao thất nghiệp được.

    - Thực tế

    Rất nhiều bạn sau khi ra trường đều tiếp tục học lên cao, hoặc học thêm văn bằng 2, hoặc vừa học vừa làm. Việc học chưa bao giờ là đủ, thậm chí khi bạn tốt nghiệp loại giỏi, bạn cũng không thể thích ứng với công việc nếu như không có kĩ năng mềm.

    - Điều bạn cần

    Hãy học hỏi những bạn đi làm sớm. Họ là những người không giỏi trên giảng đường nhưng cực kì khéo léo ngoài xã hội. Nếu bạn có thể cân bằng được giữa việc học và làm, bạn sẽ gặt hái được thành công hơn.

    Bạn nghĩ

    Sau khi ra trường, nhất định mình chỉ nộp đơn vào làm trong những công ti lớn, có tiếng, đặc biệt là những công ti nước ngoài.

    - Thực tế

    Nếu bạn muốn làm cho những công ti, tập đoàn nước ngoài, hoặc bạn là một người cực kì giỏi và thạo nhiều thứ tiếng, hoặc bạn phải là du học sinh, hoặc có trình độ thạc sĩ trở lên. Xin vào làm ở những công ti có tiếng không phải là chuyện dễ, đó là chưa kể áp lực công việc rất cao và bạn phải lao động trí óc nhiều hơn bạn tưởng. Nếu bạn không có nhiều kĩ năng tích lũy trong 4 năm học đại học, thì cho dù bạn có vượt qua được vòng phỏng vấn xin việc thì bạn cũng sẽ tự động buông việc làm sau một thời gian ngắn.

    - Điều bạn cần

    Hãy bắt đầu từ những công ti nhỏ trước, để làm quen với môi trường làm việc và học hỏi kinh nghiệm. Bạn còn trẻ, còn nhiều cơ hội trải nghiệm, hãy bắt đầu từ những việc nhẹ nhàng sau đó tăng mức độ khó dần dần. Vội gánh một công việc quá áp lực sẽ khiến bạn dễ nản về sau.

    Bạn nghĩ

    Mình muốn có một mức lương ổn định, đều đều, đi làm ngày 8 tiếng, công việc nhẹ nhàng. Nếu đã học xong đại học thì như vậy có gì khó đâu nhỉ?

    - Thực tế

    Sau khi ra trường, phần lớn những bạn sinh viên đều “nhảy việc” rất nhiều nơi trước khi tìm được một công việc thật sự ưng ý. Đừng trông mong một công việc ổn định với mức lương khá, không ai tuyển bạn vào làm chỉ để ngồi chơi. Để có được một mức lương cỡ 4 triệu, bạn phải làm việc cật lực hơn rất nhiều. Vì sao? Vì bạn còn trẻ!

    - Điều bạn cần

    Hãy tìm một công việc cố định, bên cạnh đó, đi làm thêm một việc khác để tích lũy thêm kinh nghiệm và vốn. Bạn cần có tiền để đi học, để đáp ứng các nhu cầu cá nhân cũng như dự phòng nếu thất nghiệp.


    Theo Mực Tím

  • [CSS] Bài 1 : CSS là gì ? Giới Thiệu CSS

    1. CSS là gì ?

    CSS là từ viết tắc của  cụm từ "Cascading Style Sheet" được hiểu là ngôn ngữ định dạng trang web,CSS được tổ chức World Wide Web (W3C) giới thiệu vào năm 1996. CSS là một ngôn ngữ quy định cách trình bày của các thẻ HTML trên trang web. Là ngôn ngữ được sử dụng rất nhiều trong lập trình web, có thể nói CSS ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng.Đôi khi các bạn sẽ bối rối khi nhận thấy rằng các đoạn code mình viết hiển thị không giống nhau trên các trình duyệt khác nhau, CSS sẽ giúp các bạn giải quyết bài toán này.CSS quy định cách hiển thị nội dung của các thẻ HTML trên các trình duyệt gần như giống nhau,bằng cách quy định các thuộc tính cho thẻ HTML đó.

    2. Thế Mạnh của CSS

    Nếu bạn đã từng học qua HTML thì cũng biết HTML cũng hỗ trợ một số thuộc tính định dạng cơ bản cho text, picture, table, … nhưng nó không thật sự phong phú và chính xác như nhau trên mọi hệ thống. CSS cung cấp cho bạn hàng trăm thuộc tính trình bày dành cho các đối tượng với sự sáng tạo cao trong kết hợp các thuộc tính giúp mang lại hiệu quả. Ngoài ra, hiện tại CSS đã được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt, nên bạn hoàn toàn có thể tự tin trang web của mình có thể hiển thị hầu như “như nhau” dù trên một hệ thống sử dụng Windows, Linux hay trên một máy Mac miễn là bạn đang sử dụng một phiên bản trình duyệt mới nhất. Sử dụng các mã định dạng trực tiếp trong HTML tốn hao nhiều thời gian thiết kế cũng như dung lượng lưu trữ trên đĩa cứng. Trong khi đó CSS đưa ra phương thức “tờ mẫu ngoại” giúp áp dụng một khuôn mẫu chuẩn từ một file CSS ở ngoài. Nó thật sự có hiệu quả đồng bộ khi bạn tạo một website có hàng trăm trang hay cả khi bạn muốn thay đổi một thuộc tính trình bày nào đó. Hãy thử tưởng tượng bạn có một website với hàng trăm trang và bạn muốn thay đổi font chữ hay màu chữ cho một thành phần nào đó. Đó thật sự sẽ là một công việc buồn chán và tốn nhiều thời gian. Nhưng với việc sử dụng CSS việc đó là hoàn toàn đơn giản cũng như là bạn có một trò ma thuật nào đó.

    Ngoài ra, CSS còn cho phép bạn áp đặt những kiểu trình bày thích hợp hơn cho các phương tiện khác nhau như màn hình máy tính, máy in, điện thoại,… CSS được cập nhật liên tục mang lại các trình bày phức tạp và tinh vi hơn.

    3.Cách Dùng CSS?

    Trong CSS có 3 cách để khai báo Css trong tài liệu HTML là CSS cục bộ, CSS nội tuyến và CSS ngoại tuyến.
    3.1 CSS cục bộ:
    Chèn thuộc tính Css trực tiếp vào bên trong các thẻ mở HTML, cụ thể thuộc tính style. Phạm vi ảnh hưởng của CSS cục bộ là phạm vi của thẻ HTML được chèn CSS.
    Ví Dụ:


    1<p style="font-size: 16pt; color: blue">Đoạn văn bạn sẽ bị ảnh hưởng khi khai báo CSS cục bộ.</p>

    3.2 CSS Nội Tuyến:
    CSS nội tuyến là phần mã CSS được khai báo trong cặp thẻ <style> và đặt trong phần <head> của tài liệu HTML.
    Khi sử dụng CSS nội tuyến nó sẽ có tác dụng lên file html được khai báo nhưng không ảnh hưởng đến các file khác trong cùng một website.
    Ví Dụ:
    1<style>
    2   h1,h2,h3 {font-size: 14px;}
    3   p {color:blue;}
    4</style>
    3.3 CSS Ngoại Tuyến:
    Đây là cách khai báo CSS được sử dụng nhiều nhất trong thực tế. và cách khai báo này mới tận dụng được hết thế mạnh mà CSS mang lại, tách biệt hoàn toàn khỏi tài liệu HTML, người thiết kế chỉ cần viết một file CSS duy nhất mà sử dụng nhiều lần trong ứng dụng của họ.
    Nó có phạm vi ảnh hưởng toàn bộ đến toàn bộ website chứ không chỉ một file .html riêng biệt. Do đó mỗi khi muốn thay đổi thuộc tính hiển thị của một thành phần nào đó trong website thì chỉ cần chỉnh sửa file CSS này thay vì phải chỉnh sửa tất cả các file .html trong ứng dụng. Đến đây chúng ta thấy được sự cần thiết và hiệu quả mà CSS đem lại.
    Để khai báo css ngoại tuyến, ta chỉ cần tạo một file style.css chẳng hạn, sau đó chèn đoạn code sau trong phần <head></head> của trang web.
    1<link href="style.css" rel="stylesheet" type="text/css" media="screen" />
    Thứ tự ưu tiên trong CSS

    Tại sao CSS lại có thứ tự ưu tiên?

    Chắc sẽ có khi trong thiết kế của mình bạn sẽ sử dụng không chỉ 1, mà 2 hay thậm chí là 3 kiểu khai báo CSS đã nói trên, lúc đó ta sẽ phải cần nắm bắt đến thứ tự ưu tiên của CSS.

    Thứ tự ưu tiên trong CSS như sau:

    CSS cục bộ » CSS nội tuyến » CSS ngoại tuyến » CSS mặc định của trình duyệt.

    Để hiểu hơn về thự tự ưu tiên của CSS ta xét ví dụ sau:

    Giả sử trong tài liệu HTML ta có mã HTML như sau
    1<p>Nội dung sẽ được hiển thị theo khai báo của CSS</p>

    Và khai báo CSS như sau

    CSS cục bộ
    1<p style="color="red">...</p>
    CSS nội tuyến có mã như sau
    1p{ colorgreen }
    CSS ngoại tuyến như sau
    1p{ colorblack }

    Thì lúc này đoạn văn bản được hiện thị với màu đỏ. Bởi vì ta thấy thành phần
    được khai báo CSS cục bộ lên sẽ được ưu tiên hơn CSS nội tuyến và CSS ngoại tuyến.
    Tương tự như thế, khi ở ví dụ trên nếu ta không khai báo CSS cục bộ thì đoạn văn bản sẽ được hiện thị là màu xanh. Bởi vì CSS nội tuyến được ưu tiên hơn, tiếp theo nếu CSS nội tuyến không được khai báo thì CSS ngoại tuyến mới có tác dụng.